Quan hệ với nước ngoài Lực lượng Vũ trang Pakistan

Trung Quốc

Mục chính: quan hệ Trung Quốc- Pakistan

Lực lượng Đặc nhiệm Pakistani SSG đang huấn luyện cùng với Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc trong cuộc tập trận chung năm 2006.

Mối quan hệ giữa Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa với Pakistan được cả hai bên lưu tâm tới, bất chấp mọi biến động, thay đổi và được thời gian kiểm tra. Sự hợp tác này là sự hợp tác chiến lược giữa hai nước có vị trí chiến lược ở châu Á và được coi là đối trọng với lại liên minh Ấn Độ - Liên Xô (cũ)trong thời chiến tranh lạnh. Trong những năm gần đây sự hợp tác này còn sâu đậm hơn thậm chí Trung Quốc còn ký vài hiệp ước bảo vệ với Pakistan..Trung Quốc là một nguồn cung cấp chính thức các thiết bị quân sự cho Pakistan và đã hợp tác với Pakistan trong việc sản xuất những vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại...Hai nước tích cực thành lập các liên doanh sản xuất vũ khí để đáp ứng những nhu cầu quân đội hai nước, ví dụ như dự án chế tạo máy bay chiến đấu JF-17 Thunder, máy bay huấn luyện đa năng K-8 Karakorum, công nghệ không gian, AWACS-máy bay cảnh giới, báo động sớm; xe tăng Al Khalid, các loại tên lửa và nhiều dự án khác. Hai nước cũng thường xuyên tập trận cùng nhau để tăng cường sức mạnh giữa hai lực vũ trang. Trung Quốc cũng là nhà đầu tư lớn nhất trong việc xây dựng cảng nước sâu Gwadar nhằm thiết lập một vị trí chiến lược tại eo biển Hurmuz

Hoa Kỳ và NATO

Bản mẫu:Criticism section

Chủ tịch Tham mưu trưởng Hải quân Đô đốc Mike Mullen duyệt binh sĩ Pakistani trong một buổi lễ chào mừng Mullen tới Islamabad, Pakistan, 9 tháng 2 năm 2008. Mullen thăm nước này để thảo luận các vấn đề an ninh với các quan chức quân sự Pakistan. Từ vụ khủng bố 9/11, Pakistan và Hoa Kỳ đã thiết lập các quan hệ quân sự thân cận.
Bài chi tiết: Quan hệ Mỹ-Pakistan

Pakistan đã có một mối quan hệ không phẳng lặng với Hoa Kỳ. Khi những mối quan hệ tốt, có nghĩa là việc tiếp cận các khoản tiền, vũ khí tinh vi và huấn luyện trở nên dễ dàng. Khi những mối quan hệ xấu, có nghĩa là ít có ảo tưởng và những sự hỗ trợ chỉ hiếm khi xảy ra. Những sự khác biệt to lớn trong quan hệ này là thứ mà người Pakistan đã quen thuộc, và họ công nhận rằng, dù có sự bất đồng nào chăng nữa, mối quan hệ với Hoa Kỳ có quá nhiều tiềm năng để có thể bị xem nhẹ. Sau những vụ tấn công ngày 11 tháng 9, Pakistan nhận được sự gia tăng viện trợ quân sự lớn từ Hoa Kỳ. Trong ba năm trước những vụ khủng bố ngày 11 tháng 9, Pakistan nhận được xấp xỉ $9 triệu viện trợ quân sự của Hoa Kỳ. Trong ba năm sau đó, con số này đã tăng lên $4.2 tỷ.[4]

Pháp cũng tham gia tích cực vào việc xây dựng và duy trì một liên minh với Pakistan trong ngành công nghiệp quốc phòng. Thành quả đáng chú ý của liên minh quốc phòng này là những chiếc tàu ngầm Agosta cho Hải quân Pakistan và máy bay chiến đấu Mirage cho Không quân Pakistan. Pakistan là bên sử dụng Mirage III và V lớn nhất sau Không quân Pháp.

Các quốc gia Nam Á

Bản mẫu:Criticism sectionSau khi Bangladesh tách ra độc lập khỏi Pakistan, quan hệ ngoại giao đầy đủ mãi tới năm 1976 mới được thiết lập.[5] Các quan hệ đã được cải thiện đáng kể dưới các chế độ quân sự của Ziaur RahmanHossain Mohammad Ershad ở Bangladesh, khiến nước này dần xa rời đồng minh thời chiến tranh là Ấn Độ.[5][6] Những lo ngại chung về sự gia tăng quyền lực trong vùng của Ấn Độ đã ảnh hưởng tới sự hợp tác chiến lược dẫn đến việc Pakistan trao tặng nhiều phi đội máy bay chiến đấu F-6 cho Không quân Bangladesh hồi cuối thập niên 1980.[7].

Sự thù địch với Ấn Độ cũng khiến Pakistan và Nepal thành lập một mối quan hệ quân sự thân cận. Bị Ấn Độ, Anh QuốcHoa Kỳ lên án và cô lập trong giai đoạn 2004 tới 2006 vì đàn áp dân chủ, vương triều Nepal đã phát triển hợp tác quân sự với Trung Quốc và Pakistan, những nước cung cấp viện trợ quân sự, vũ khí và trang bị quy mô lớn cho họ để duy trì quyền lực và chiến đấu với cuộc nổi dậy Maoist.[8][9]. Cả PakistanTrung Quốc đã cung cấp các vũ khí kỹ thuật trung bình cho Nepal.

Với việc Ấn Độ lưỡng lự và không muốn cung cấp tài chính mà Sri Lanka đang tìm kiếm, Colombo vào năm 1999 đã quay sang Pakistan. Tháng 5 năm 2000, Tổng thống Musharraf của Pakistan đã cung cấp hàng triệu dollar vũ khí cho chính phủ Sri Lanka, khi lực lượng nổi dậy đòi ly khai Những con hổ giải phóng Tamil sắp chiếm được thủ đô Jaffna.[10] Tháng 5 năm 2008, Trung tướng Fonseka của Quân đội Sri Lanka đã có những cuộc đàm phán với những người đồng cấp phía Quân đội Pakistan về việc bán thiết bị quân sự, vũ khí và đạn dược. Vụ mua bán 22 xe tăng chiến trường chính Al-Khalid cho Quân đội Sri Lanka đã hoàn thành sau những cuộc thoả thuận này trong một hợp đồng trị giá hơn US$100 triệu.[11] Tháng 4 năm 2009, Sri Lanka yêu cầu cung cấp số đạn pháo trị giá $25 triệu dollar gồm các loại 81 mm, 120 mm và 130 mm trong vòng một tháng và số vũ khí này có tính chất quyết định trong việc đánh bại lực lượng Những con hổ giải phóng Tamil.[12]

Các quốc gia Trung Đông

Bản mẫu:Criticism section

Tàu ngầm tấn công nhanh lớp Los Angeles USS Norfolk (SSN 714) dẫn đầu một đội hình tàu qua Bắc Biển Ả Rập ngày 17 tháng 4 năm 2008, trong Arabian Shark '08, một cuộc tập trận chung giữa Pakistan, Bahrain và Hoa Kỳ tập trung vào chiến tranh tàu ngầm.

Các quan hệ thân cận của quân đội Pakistan với các quốc gia Trung Đông dựa trên một sự phối hợp về địa lý và tôn giáo chung. Những mối quan hệ gần gũi nhất là với Ả Rập Xê Út—một nhà bảo trợ lớn nhưng không thường xuyên, ví dụ đa số thiết bị mua của Hoa Kỳ trong thập niên 1980, đều do Ả Rập Xê Út chi trả. Các quốc gia nhỏ nhất vùng Vịnh Péc xích cũng từng là những nguồn cung cấp tài chính quan trọng.[13]Những nguồn tài chính cũng đã được đền đáp. Bắt đầu từ thập niên 1960, người Pakistan đã đảm nhiệm việc huấn luyện và giảng dạy tại Ả Rập Xê Út, Jordan, Syria, Libya, Kuwait, và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất. Các phi công, thủy thủ và kỹ thuật viên Pakistan đã đóng những vai trò quan trọng trong một số lực lượng quân sự Vùng Vịnh, và những người Ả Rập đã được huấn luyện cả ở trong nước họ và tại các căn cứ quân sự ở Pakistan. Quân đội Pakistan, dưới sự lãnh đạo của nhà độc tài, Tướng Zia-ul-Haq đóng vai trò then chốt trong việc tiêu diệt cuộc nổi dậy Tháng 9 Đen ở Jordan của người Palestine chống lại Vua Hussein đầu thập niên ‘70.

Các tuỳ viên quốc phòng từ Nga và Pakistan thăm rạp thông tin tại Căn cứ Không quân Nigeria, Abuja, Nigeria, 21 tháng 7 năm 2008, trong Africa Endeavor 2008.

Pakistan có quan hệ quân sự mạnh với Iran trong thời kỷ Shah. Cả Pakistan và Iran đều đứng về phía Mỹ chống Liên Xô và các đồng minh của họ gồm cả Ấn Độ. Trong cuộc chiến tranh năm 1965 của Pakistan với Ấn Độ, nhà Shah đã cung cấp nhiên liệu miễn phí cho các máy bay Pakistan thường hạ cánh xuống lãnh thổ Iran, tái nạp nhiên liệu và cất cánh trở lại. Sau cuộc cách mạng Iran, Pakistan là một trong những quốc gia đầu tiên công nhận chính phủ mới ở Iran và tiếp tục duy trì các quan hệ quân sự thân cận. Iran đã gửi các sĩ quan quân đội và quân nhân của họ tới huấn luyện tại các học viện của Pakistan khi những mối quan hệ với Hoa Kỳ xấu đi sau vụ bắt giữ con tin tại Đại sứ quán Hoa Kỳ. Pakistan cũng giúp cung cấp phụ tùng và các đồ vật khác cho Quân đội Iran vốn sử dụng nhiều trang bị quân sự của Hoa Kỳ. Quan hệ hai bên bắt đầu xấu đi khi cuộc chiến tranh Xô viết tại Afghanistan khiến một số lượng lớn máy bay chiến đấu Sunni nước ngoài vào Pakistan. Những quan điểm cực đoan của Tướng Zia ul Haq với người Shias khiến căng thẳng giữa cộng đồng Sunni và Shia tại Pakistan leo thang làm mất lòng Iran. Các quốc gia Ả Rập và Hoa Kỳ đã gây sức ép với Pakistan để nước này ngừng hỗ trợ quân sự cho Iran vì cuộc Chiến tranh Iraq-Iran trong đó Hoa Kỳ và các quốc gia Ả Rập Sunni ủng hộ Irap. Iran đã bị cáo buộc gây gia tăng căng thẳng sắc tộc giữa các cộng đồng Sunni và Shia bởi Pakistan hỗ trợ Iraq trong cuộc chiến tranh Iran-Iraq. Quan hệ tiếp tục xấu đi trong thập niên 1990 khi với sự giúp đỡ của Pakistan Taliban lên nắm quyền lực ở Afghanistan. Iran và Taliban hầu như đã có một cuộc chiến tranh năm 1997 về những tranh chấp lãnh thổ và buôn lậu thuốc phiện. Trong suốt thập niên 80 và 90, Iran quay sang phía Ấn Độ.

Sau vụ khủng bố ngày 11 tháng 9 và sự lật đổ chính quyền Taliban, Pakistan và Iran bắt đầu xây dựng lại quan hệ. Các phái đoàn đã được trao đổi giữa hai nước, và Pakistan đã bán thiết bị quân sự cho Iran. Đầu tháng 3 năm 2005, Pakistan thừa nhận A. Q. Khan đã được chuyển sang Iran, dù họ bác bỏ bất kỳ sự hiểu biết nào về vụ trao đổi. Pakistan cũng có các quan hệ quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ và muốn sử dụng các quan hệ này, cũng như các quan hệ với Iran, như một cây cầu nối cho các quốc gia Hồi giáo mới ở Trung Á.